Top những giải đua xe ô tô hấp dẫn nhất hành tinh
Monaco Grand Prix
Giải đua F1 của Monaco được tiến hành lần đầu vào năm 1929; trên những con phố chật hẹp của Monte Carlo (với tổng chiều dài 3,340 km).
Chỉ trong một thời gian ngắn, nó nhanh chóng trở thành chặng đua F1 nổi tiếng; và thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông nhất. Nét đặc trưng tại đây là toàn bộ cung đường đua không hề có đường lề; mà chỉ có tường bê tông hoặc taluy thép bao bọc – thứ đem lại cảm giác cực kì mạnh cho các tay đua; bởi những yêu cầu về điều khiển chính xác, kĩ năng lái cũng như trải nghiệm mạo hiểm.
Indy 500 (IndyCar)
Indianapolis 500 – Giải đua được mệnh danh là một trong ba giải đua xe uy tín nhất thế giới; đã kỉ niệm lần sinh nhật thứ 100 của mình trong năm 2011.
Giải đua được tổ chức thường niên tại đường đua Indianapolis Motor Speedway; (Speedway, Indiana) này lừng danh nhờ mức tốc độ trung bình của các xe thi đấu cực cao. Riêng những ứng cử viên muốn qua vòng loại; phải có khả năng chạy hoàn tất vòng đua thử với tốc độ trên 354 km/giờ.
Mỗi mùa giải đua, các tay đua sẽ phải hoàn tất chặng đường 500 dặm với mỗi vòng đua dài 2,5 dặm. Kỉ lục tốc độ hiện tại thuộc về Arie Luyendyk lập vào năm 1996 với mức hơn 385 km/giờ. Một truyền thống thú vị của giải Indy 500 là tay đua chiến thắng; thường hôn vạch đích và sau đó sẽ nhận được một bình sữa chúc mừng.
24 Hours of Le Mans (Le Mans)
Khác với mọi giải đua khác, Le Mans sẽ dành trọn một ngày cuối tuần; tại đồng quê nước Pháp để thỏa mãn các tay đua đam mê tốc độ. Được tổ chức lần đầu vào năm 1923 gần thị trấn Le Mans (Pháp); đây là giải đua thách thức sức bền của các dòng xe trong 24 tiếng vận hành liên tục ở công suất gần tối đa.
Bản thân giải này bao gồm rất nhiều phân cấp xe đua khác nhau với những tiêu chuẩn nhất định; về hiệu năng vận hành. Đường đua của giải Le Mans (Circuit de la Sarthe) cũng bao gồm cả đường đua chuyên dụng; và đường phố thông thường. Bản thân các nhà sản xuất cũng coi Le Mans là một trong những cơ hội; phô diễn năng lực thiết kế, khả năng công nghệ và những phép thử lửa quan trọng cho “món mới” của họ.
Daytona 500 (NASCAR)
Khác với hầu hết chuỗi giải khác thường tổ chức các cuộc đua uy tín nhất của mình; vòng đua “The Great American Race” của NASCAR lại được tiến hành ngay đầu tiên; và là một trong bốn cuộc đua quan trọng nhất của toàn bộ chuỗi giải. Bên cạnh đó, chặng đua này cũng được kiểm soát rất chặt chẽ cả về độ an toàn; và các yếu tố cạnh tranh bởi đường đua khá dài cùng các đoạn cua gấp.
Về mặt phương tiện thi đấu, các xe đua của NASCAR là các xe được sản xuất tại Mỹ; và bị áp những giới hạn khiến hiệu năng vận hành của chúng gần tương tự như nhau. Tùy theo từng giải đấu nhỏ mà các giới hạn này có đôi chút khác biệt. Điển hình như Sprint Cup (giải đua mà hầu hết mọi người khi nhắc tới NASCAR đều hình dung tới nó); sẽ buộc xe tham gia phải duy trì ít nhất ba thành phần từ nhà sản xuất gồm nắp ca pô, trần và nắp cốp sau.
Dakar Rally
Dakar Rally, trước đây thường được biết đến với tên gọi Paris-Dakar Rally; là giải đua địa hình thử thách sức bền trên các cung đường phức tạp với đủ mọi loại phương tiện; từ xe hơi (từ các loại buggy tới SUV hạng nhỏ), mô tô (kể cả mô tô 4 bánh) cho tới xe tải.
Giải đua cũng mở cửa với mọi đối tượng – từ các tay amateur (chiếm khoảng 80%); cho tới dân chuyên nghiệp. Thông thường, giải đua này kèo dài hơn 2 tuần với khoảng hơn 100 dặm đường trường; được các đội đua hoàn tất mỗi ngày. Trong đó, những chặng đua theo ngày dài nhất có thể lên tới 500-600 dặm (tương đương 800-900 km).
Mặc dù mang tên Rally (việt dã) nhưng thực tế đây lại là giải đua địa hình tốc độ cao. Chính vì thế, thay vì dùng những chiếc xe đua truyền thống được “độ” lại; các tay đua lại sử dụng những chiếc xe có khả năng off-road thực thụ; với những thiết kế đủ hiệu quả để tuyên chiến với những con đường đầy khổ ải ở tốc độ cao.
Nürburgring 24 giờ
Tương tự như giải Le Mans, cuộc đua 24 giờ tại Nurbugring cũng hướng tới; việc thách thức sự bền bỉ của nhiều dòng xe khác nhau cùng lúc. Được diễn ra trên đường đua lừng danh “địa ngục xanh” tại Đức; cuộc đua 24 giờ này có tổng hành trình một vòng đua là 15,7 dặm (hơn 25km); gồm cả chặng F1 của Nurburgring – vốn thường được biết đến dưới tên gọi Nordschleife (vòng xoay phía Bắc).
Do tổng chiều dài quãng đường đua lớn, giải này thường cho phép tới hơn 200 xe; và 700 tài xế cùng tham gia (bao gồm cả dân chuyên nghiệp và nghiệp dư). Những tài xế này có thể chia sẻ xe chung với nhau (2-4 lái xe/chiếc); và buộc phải lái liên tục ít nhất 150 phút trước khi được phép thay đổi.
Spa Francorchamps (F1 Bỉ)
Nếu như Monaco Grand Prix tràn đầy sự hào nhoáng thì đường đua Spa Francorchamps; trong giải F1 Bỉ lại ẩn chứa những thách thức khắc nghiệt nhất không chỉ cho các tay đua F1. Nằm trong rừng Ardennes, Spa có điều kiện thời tiết khá kì lạ khiến một phần đường đua; thường xuyên có mưa rơi trong khi các đoạn khác lại… khô cong.
Chính vì thế, mỗi đội đua buộc phải có chiến lược chọn lựa lốp và tinh chỉnh xe; sao cho phù hợp cho nhiều điều kiện môi trường cùng lúc – một điều cực kì khó khăn. Spa cũng sở hữu những khúc cua đầy tai tiếng của giải F1 – điển hình là Eau Rouge; với địa hình dốc xuống kèm theo khúc cua gấp. Đặc điểm này khiến mọi chiếc xe F1 chạy qua đây đều chịu lực xoắn thân xe cực lớn; trước khi nối tiếp vào một quãng đường lên dốc ở tốc độ đặc biệt cao.
Nguồn: Thethap247.vn